hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Quảng Ninh: Kiểm tra, bắt giữ hơn 20 tấn sản phẩm cây dược liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Ngày 22/4/2024 tại khu vực Khu phố 6, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phát hiện và tiến hành khám phương tiện vận tải đầu kéo BKS 89H-006.45 và sơ mi rơ mooc 89R- 014.95 có nhiều dấu hiệu vi phạm.
Bến Tre: Xử phạt trên 220 triệu đồng 01 hộ bán hàng vi phạm trên TIKTOK
Ngày 20 tháng 4 năm 2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định xử phạt đối với hộ kinh doanh P.H.N với tổng số tiền phạt phải nộp vào ngân sách nhà nước là: 224.276.517 đồng với tổng trị giá hàng hóa vi phạm: 377.300.000 đồng.
Kịp thời ngăn chặn gần 1 tấn thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông ra thị trường
Vụ việc do Đội QLTT số 22, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ, Công an Quận Bắc Từ Liêm kiểm tra, phát hiện.
Thái Nguyên: Kịp thời ngăn chặn phương tiện vận chuyển gần 650 sản phẩm vi phạm là hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Ngày 26/12/2023, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh được thành lập theo Quyết định số 3299/QĐ-UBND ngày 25/12/2023 phối hợp với Đội QLTT số 1 đã tiến hành khám xe ô tô mang BKS 20B-027.xx, phát hiện thu giữ gần 650 sản phẩm vi phạm là hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ với tổng trị giá hơn 30 triệu đồng.
Khánh Hòa: Xử phạt một DN kinh doanh phụ kiện điện thoại không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Khánh Hòa vừa xây dựng Phướng án và ban hành quyết định kiểm tra đột xuất đối với: Công ty TNHH Một Thành Viên Tiến Vinh Khánh Hoà - kinh doanh phụ kiện điện thoại tại Đường Sông Cạn, Tổ dân phố 7, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Kết quả qua kiểm tra phát hiện: Công ty TNHH Một Thành Viên Tiến Vinh Khánh Hoà có hành vi vi phạm hành chính: Kinh doanh hàng hóa (phụ kiện điện thoại) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lợi dụng thương mại điện tử để bán hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Theo đánh giá của các bộ, ngành, địa phương, thời gian qua tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tuy không diễn biến quá phức tạp, ít phát sinh các điểm nóng, tuy nhiên sau khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, tại các địa bàn trọng điểm trên tuyến biên giới Tây Nam, tuyến biển, tuyến đường hàng không và bưu chính quốc tế, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả lại có xu hướng gia tăng.