Thu giữ nhiều dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu Gillette tại Hệ thống Lamson 10k

Đồng loạt tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm (thành phố Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu và có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette - nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Theo thông tin từ Cục QLTT thành phố Hà Nội, Đội QLTT số 6 và Đội QLTT số 14, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra tổng 15 điểm kinh doanh thuộc Hệ thống Lamson 10k nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội.

img-5639-1700812592.JPG

Trong 15 điểm tiến hành kiểm tra ngày 2/11, lực lượng QLTT đã phát hiện 06/15 cửa hàng thuộc Hệ thống Lamson 10K bày bán dao cạo râu mang nhãn hiệu Girlet Super Thin, AGirlet Super Men, Gillette Super Thin.

ktr-k-1700812592.JPG

Lực lượng QLTT tại hiện trường kiểm tra

Theo đại diện bảo hộ nhãn hiệu của Gillette tại Việt Nam, phần lớn các sản phẩm dao cạo râu phát hiện tại 6/15 cửa hàng thuộc Hệ thống Lamson 10K đều có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillette. Một số sản phẩm nghi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette.

img-5650-1700812592.JPG

img-5671-1700812592.JPG

Hàng hóa có dấu hiệu vi phạm bị thu giữ tại hiện trường

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã thu giữ hàng trăm dao cạo râu có dấu hiệu vi phạm. Gillette là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại thị trường Việt Nam. Để có cơ sở khẳng định đúng các hành vi vi phạm, lực lượng QLTT đã tiến hành gửi mẫu đến Công ty TNHH tư vấn THB - đơn vị bảo hộ nhãn hiệu của Gillette tại Việt Nam xem xét và xác nhận số hàng hóa đang tạm giữ là hàng thật hay hàng giả mạo nhãn hiệu Gillette.

img-5723-1700812593.JPG

img-5673-1700812592.JPG

Hiện lực lượng QLTT đang chờ kết quả giám định để làm cơ sở xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010, yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là đối tượng (yếu tố) đáp ứng đủ ba điều kiện: dấu hiệu được gắn (thể hiện/trình bày) trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo, phương tiện kinh doanh khác; trùng hoặc tương tự đến mức gây nhẫm lẫn với nhãn hiệu; được sử dụng một cách không hợp pháp, cụ thể là đối tượng được Người thứ ba sử dụng nhưng không được chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc không được pháp luật cho phép.

Hiện lực lượng QLTT đang chờ kết quả giám định để làm cơ sở xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

1800 577785 ĐĂNG KÝ THÔNG TIN